- GIẢI PHÁP SẠC XE Ô TÔ ĐIỆN NVCharge
- DANFOSS
- NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
- GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
- Hệ thống biến tần trung, hạ áp
- Hệ thống cân băng tải
- Hệ thống chuyển nguồn điện tự động ATS
- Hệ thống điều khiển động cơ MCC
- Hệ thống điều khiển phân tán DCS
- Hệ thống điều khiển PLC - Scada
- Hệ thống điều khiển TPS
- Hệ thống giám sát và nhiệt trị than online
- Hệ thống khởi động mềm trung, hạ áp
- Hệ thống UPS
- Tủ điện phân phối MDB & DB, tủ cấp nguồn
- MARECHAL - TECHNOR
- BORRI
- FLENDER
- DURAG
- SOLCON
- SIEMENS
- METSO OUTOTEC
- DỊCH VỤ KỸ THUẬT
Danh mục sản phẩm
Nhà cung cấp
Biến tần cho cổng trục
Biến tần HITACHI phù hợp cho các loại cổng trục
Biến tần cho cổng trục
Cổng trục được phân loại theo nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cấu tạo và công dụng của nó. Tuy vậy, mỗi loại đều có đặc trưng cơ bản để phân biệt với các loại khác. Chúng tôi xin giúp bạn phân biệt các loại cổng trục thông dụng hiện nay và đặc điểm cơ bản của mỗi loại
Đặc điểm chung của các loại cổng trục
Cổng trục có cấu tạo hình học giống một chiếc cổng di động, có khả năng nâng hạ vật nặng bằng cơ cấu nâng của pa lăng đồng thời di chuyển vật nặng từ nơi này qua nơi khác theo phương dọc dầm chính (di chuyển pa lăng) và theo phương dọc kho bãi bằng cơ cấu di chuyển chân cổng trục (dầm biên cổng trục). Một số đặc điểm chung nhất của cổng trục để phân biệt với cầu trục đó là:
Cổng trục đa số hoạt động ngoài trời, di chuyển trên hệ ray cố đính trên sàn kho bãi hoặc sàn nhà xưởng. Hệ ray di chuyển cần phải tính toán sao cho đủ khả năng chịu áp lực toàn bộ cổng trục dồn lên mỗi bánh xe di chuyển.
Khi thiết kế cổng trục, các kỹ sư phải tính toán thêm nhiều tham số hơn so với cầu trục đó là sức cản của gió, độ cân bằng tải trọng khi cổng trục di chuyển. Đồng thời còn phải tính đến các yếu tố như kẹp ray chống bão, mức độ ảnh hưởng của động đất.v.v.
Cũng vì hoạt động ngoài trời nên các cơ cấu thiết bị chính như pa lăng nâng hạ, tủ điện điều khiển, hệ thống cung cấp điện đều phải tính toán đến cấp bảo vệ chống bụi, chống nước, tránh rò gỉ, chập điện khi điều kiện thời tiết bất lợi.
Thêm nữa, hệ sơn bảo vệ cho cổng trục cũng phải là loại đặc biệt có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thường xuyên.
Các khái niệm cổng trục thường dùng hiện nay
A. Gọi tên cổng trục theo công dụng
là một cách gọi tương đối phổ biến hiện nay. Theo đó chúng ta có một số loại cổng trục sau:
Cổng trục container: Là loại cổng trục chuyên dùng để bốc xếp, vận chuyển các loại container tại bãi chữa ngoài cảng biển hay phục vụ việc bốc xếp container tại các kho hàng nội địa.
Cổng trục lao dầm: thường được sử dụng trong việc xây dựng các cung đường trên cao như đường cao tốc, đường tàu điện trên cao. Công dụng để lắp ghép các cấu kiện bê tông đúc sẵn, ghép nối trên các trụ cầu.
Cổng trục lật tổng đoạn: chủ yếu sử dụng trong công nghệ đóng tàu, chế tạo kết cấu lớn. Móc nâng của cổng trục thường có cấu tạo đặc biệt giúp lật các tổng đoạn (cấu kiện lớn) phục vụ công tác gia công, chế tạo.
Cổng trục đập tràn, cổng trục cửa van, cổng trục cửa nhận nước: được ứng dụng nâng hạ cửa vân hoặc cửa đập tràn, cửa nhận nước trong các công trình thủy điện. Đôi khi, người ta cũng gọi là cổng trục thủy điện.
Cổng trục luyện kim: là cổng trục chuyên dùng trong các nhà máy luyện kim. Có chế độ làm việc tương đối nặng hơn so với các môi trường khác. Yếu tố cháy, nổ cũng cần phải xem xét khi lựa chọn thiết bị, thiết kế.
Ngoài ra, còn nhiều cách gọi khác nữa vì có vô vàn ứng dụng khác nhau cho cổng trục. Mỗi loại ứng dụng là có một tên gọi đi kèm với nó.
B. Phân loại cổng trục theo cấu tạo
Là cách phân loại phổ biến, có tính khái quát cao và được phần lớn các nhà sản xuất cổng trục áp dụng. Khi đó chúng ta có các loại cổng trục sau:
Cổng trục dầm đơn: có cấu tạo dầm chính kiểu đơn chiếc (1 dầm), cơ cấu pa lăng nâng hạ di chuyển kiểu treo dọc bên dưới dầm chính.
Cổng trục dầm đôi: Có cấu tạo dầm chính kiểu 2 dầm (dầm kép), liên kết với nhau qua bích ghép bu lông với dầm biên. Pa lăng nâng hạ di chuyển bên trên mặt ray hàn cố định trên mặt dầm chính. Khi thiết kế cổng trục dầm đôi cần chú ý thêm khẩu độ tim ray pa lăng (khoảng cách giữa tim 2 bánh xe di chuyển)
Cổng trục chân dê: Có cấu tạo hình học giống với con dê 4 chân. 4 chân cổng trục được liên kết cứng với nhau và di chuyển trên bánh xe. Loại cổng trục này rất hay được sử dụng trong các nhà máy thủy điện.
Cổng trục bánh lốp: Có cấu tạo giống cổng trục tiêu chuẩn nhưng bánh xe được thay bằng bánh lốp, có thể di chuyển trên đường phẳng mà không cần phải lắp đặt hệ ray di chuyển. Loại cổng trục bánh lốp này hay được sử dụng trong thi công các công trình xây dựng cầu, đường vì tính cơ động cao.
Cổng trục bánh xích: Giống như cổng trục bánh lốp nhưng thay bằng cơ cấu bánh xích kiểu giống với bánh xích xe tăng. Cổng trục có thể di chuyển trên mặt đất mềm mà không sợ bị sa lầy như bánh lốp.
Cổng trục đẩy tay: Là loại cổng trục ứng dụng với các tải trọng nhẹ. Cơ cấu di chuyển cổng trục bằng sức người đẩy chứ không có động cơ điện dẫn động.
Bài viết cũ hơn
- GIẢI PHÁP SẠC XE Ô TÔ ĐIỆN NVCharge
- DANFOSS
- NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
- GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
- Hệ thống biến tần trung, hạ áp
- Hệ thống cân băng tải
- Hệ thống chuyển nguồn điện tự động ATS
- Hệ thống điều khiển động cơ MCC
- Hệ thống điều khiển phân tán DCS
- Hệ thống điều khiển PLC - Scada
- Hệ thống điều khiển TPS
- Hệ thống giám sát và nhiệt trị than online
- Hệ thống khởi động mềm trung, hạ áp
- Hệ thống UPS
- Tủ điện phân phối MDB & DB, tủ cấp nguồn
- MARECHAL - TECHNOR
- BORRI
- FLENDER
- DURAG
- SOLCON
- SIEMENS
- METSO OUTOTEC
- DỊCH VỤ KỸ THUẬT